Một số doanh nghiệp đã sử dụng PR rất thành công trong xây dựng và phát triển thương hiệu, trong đó cà phê Trung Nguyên đã trở thành điển hình của Việt Nam về một thương hiệu đi lên nhờ PR.
Trước một đối thủ quá mạnh về cả tiềm lực tài chính, kinh nghiệm và uy thế, Trung Nguyên xác định chiến thuật chính là hướng vào trái tim và tinh thần của người tiêu dùng Việt Nam. Trước khi cuộc chiến chính thức diễn ra, Trung Nguyên đã thực hiện những tuyên truyền bài bản nhằm vận động tinh thần và kêu gọi sự ủng hộ của các đại lý, nhà phân phối và người tiêu dùng. Công ty này đã mở đầu bức thư ngỏ gửi người tiêu dùng bằng câu: ”kính thưa quý đồng bào” và những lời lẽ rất tha thiết để khơi gợi tinh thần dân tộc. Đồng thời, Trung Nguyên cũng đã trình bày rõ cho các đại lý, nhà phân phối biết những điểm mạnh, điểm yếu và cả nguyện vọng của mình với mong muốn được đồng hành, ủng hộ như một thương hiệu Việt Nam đang đi tiên phong. Những ai biết Trung Nguyên đều rất dễ nhận thấy một “tinh thần dân tộc” quyết liệt nơi tổng giám đốc Đặng Lê Nguyên Vũ và giám đốc Marketing Nguyễn Trần Quang. Trung Nguyên đã dành được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhà phân phối, đại lý, người tiêu dùng. Cho nên, dù Trung Nguyên tự định vị G7 cao hơn về chất lượng nên giá không hề rẻ hơn, thậm chí mức chiết khấu cho các đại lý còn thấp hơn đối thủ…nhưng G7 nhanh chóng dành thắng lợi. Sau 3 tháng đầu chiếm lĩnh thị trường, sau một tháng so tài quyết liệt, đến tết 2004, G7 được xem như toàn thắng. Chính từ cuộc chiến này, G7 bắt buộc các đối thủ “chơi theo cách của mình”. Nescafe và Vinacafe bắt đầu tăng cường quảng cáo và khuyến mại để giữ người tiêu dùng. Riêng Nescafe, từ khẩu vị “Khởi đầu một ngày mới” đã đổi sang “Hương vị Việt Nam hơn” nhằm đối đầu lại những chính sách tuyên truyền “tinh thần dân tộc” của Trung Nguyên…Sau thời gian ngắn phát sóng một cuộc chiến tưởng chừng không cân sức, cuối năm 2004, chiếc bánh thị trường cà phê hòa tan đóng gói Việt Nam đã được chia lại: Nescafe còn 44,05 %, Vinacafe còn 28,95% và 5,2% cho các thương hiệu khác. Dù cuộc chiến sẽ vẫn còn tiếp tục khốc liệt hơn, song ta có thể thấy được tầm quan trọng của các công cụ PR trong việc thu hút cảm tình của công chúng để xây dựng và phát triển một thương hiệu.