Điểm mạnh và cơ hội của ngành điện tử VN

Điểm mạnh và cơ hội của ngành điện tử VN

Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương có nền công nghiệp điện tử phát triển với tốc độ nhanh và năng động nhất, có cơ hội thuận lợi về giao thông thương mại, thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ, học tập kinh nghiệm sản xuất và quản lý của các nước phát triển hơn. Nguồn nhân lực dồi dào, chi phí lao động thấp và nguồn tài nguyên trí tuệ phong phú sẽ tạo cho các doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh so với khu vực. Ngoài ra còn phải kể đến sự hấp dẫn của thị trường nội địa triệu dân, với quá nửa dân số dưới 35 tuổi.

Trong thời gian gần đây, do biến động về chính trị và kinh tế của một số nước trong khu vực, đã có sự chuyển hướng của các nhà đầu tư Nhật Bản từ các quốc gia khác vào Việt Nam. Với chi phí lao động vừa phải, chất lượng lao động tốt, môi trường đầu tư ít rủi ro hơn và những nét tương đồng về văn hoá, Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư Nhật Bản. Tiếp theo việc Canon đầu tư nhà máy sản xuất máy in laser lớn nhất thế giới tại phía Bắc, tập đoàn Nidec quyết định đầu tư 1 tỉ USD vào phía Nam trong 5 năm tới, các công ty lớn như Mitsubishi, Sumitomo, Sanyo cũng có những dự án đầu tư mở rộng ở Việt Nam.

Theo đó, các nhà sản xuất phụ tùng linh kiện cho các công ty này có thể sẽ tạo nên một làn sóng đầu tư mới của các công ty Nhật Bản vào Việt nam. Việc Intel xây dựng nhà máy đóng gói và đo kiểm IC với số vốn 1.04 tỉ USD ở thành phố Hồ Chí Minh và chuyến thăm Việt Nam của chủ tịch Microsoft cũng khẳng định sự quan tâm của ngành điện tử và CNTT đối với Việt Nam. Đây sẽ là những cơ hội thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp điện tử và ĐTGD tại Việt Nam trong thời gian tới.

Theo Tổng Công ty điện tử tin học (2006), Việt Nam có các tài nguyên khoáng sản quan trọng: quặng sắt, đất hiếm, titan ilmenit, rutin, barit… có thể trở thành nhà cung ứng nguyên liệu, vật liệu hóa chất cho ngành công nghiệp điện tử của các nước trong khu vực.

Hiện nay, CNHT cho ngành xe máy với 2 nhóm chính là các doanh nghiệp cung ứng trong lĩnh vực cơ khí và lĩnh vực nhựa đã khá phát triển, có thể nâng cấp

công nghệ và quản lý để có thể cung ứng cho sản xuất sản phẩm điện tử gia dụng.