Xử lý khủng hoảng truyền thông- ngăn cản rủi ro trong doanh nghiệp

Một trong những rủi ro trong doanh nghiệp gây thiệt hại lớn đến việc kinh doanh chính là những rủi ro về truyền thông. Hãy cùng tìm hiểu cách xử lý khi những rủi ro về truyền thông xảy ra trong bài viết dưới đây nhé.

Khủng hoảng truyền thông là gì

Khủng hoảng là gì

Khủng hoảng truyền thông là những sự kiện xảy ra bất ngờ, nằm ngoài tầm kiểm soát của các doanh nghiệp, những sự kiện đó sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc kinh doanh của doanh nghiệp và làm xấu đi hình của thương hiệu trong mắt công chúng. Vì thế, khi khủng hoảng truyền thông xảy ra các doanh nghiệp phải giải quyết những vấn đề đó một cách nhanh nhất để hạn chế tổn thất mà chúng mang lại.

>>>Đọc thêm: 9 rủi ro thường gặp trong doanh nghiệp

Nhận biết những loại khủng hoảng truyền thông

Doanh nghiệp cần đề phòng khủng hoảng

Doanh nghiệp cần đề phòng khủng hoảng

Xung đột lợi ích

Dạng khủng hoảng này xuất hiện rất thường xuyên ở các doanh nghiệp. Đây là xung đột giữa một nhóm người với các tập đoàn vì những lợi ích của 2 bên. Việc này sẽ dẫn đến những hành động chống phá nhằm chiếm lấy lợi ích về phía mình. Một ví dụ điển hình của dạng khủng hoảng này chính là hành động tẩy chay sản phẩm và thương hiệu của các doanh nghiệp.

Cạnh tranh không công bằng.

Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt hơn, vì thế không thể nào tránh được sự cạnh tranh giữa các thương hiệu với nhau. Đây chính là nguyên nhân gây ra những hành động với mục đích phá hoại, bôi nhọ hình ảnh thương hiệu của những đối thủ cạnh tranh.

Khủng hoảng từ một cá nhân

Đây là dạng khủng được gây ra bởi các cá nhân là đại diện của công ty hoặc tổ chức có những hành vi không đúng hoặc vi phạm đạo đức khiến người tiêu dùng có cái nhìn không thiện cảm với doanh nghiệp. Hiện nay, loại khủng hoảng này thường xảy ra rất nhiều ở doanh nghiệp.

Khủng hoảng tự sinh

Khủng hoảng này xuất phát hoàn toàn từ phía doanh nghiệp khi doanh nghiệp có những sai lầm trong sản phẩm hoặc các hoạt động truyền thông. Hiện nay, dạng khủng hoảng này rất dễ xảy ra khi các nền tảng mạng xã hội đang phát triển quá nhanh.

Khủng hoảng liên đới

Đây là dạng khủng hoảng không đến từ phía doanh nghiệp, mà đến từ từ những đối tác hoặc các KOL/ Influencer của doanh nghiệp vướng vào rắc rối. Việc này sẽ khiến cho công ty bị đánh đồng với những và nhận về những phản ứng tiêu cực từ cộng đồng.

Khủng hoảng chồng khủng hoảng

Tình trạng này xảy ra khi các công ty xử lý không triệt để những khủng hoảng truyền thông trước đó dẫn đến thái độ của người tiêu dùng trở nên gay gắt hơn với doanh nghiệp.

Quy trình xử lý khủng hoảng truyền thông

Liên hệ với báo chí

Hãy tạo mối quan hệ đối tác với giới truyền thông. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng đưa thông tin tiếp cận với khách hàng. Hoạt động này cũng mang lại những hiệu quả vô cùng tích cực, có thể xoa dịu người tiêu dùng ngay lập tức. Lưu ý thông tin cung cấp cho báo chí phải trung thực và phải hết sức thận trọng khi phát ngôn.

Ngăn chặn thông tin lan truyền

Với sự phát triển rất nhanh của internet như hiện tại, khách hàng của bạn chỉ cần thời gian rất ngắn để chia sẻ những thông tin về các khủng hoảng mà doanh nghiệp đang gặp phải, vì thế hãy xử lý thật nhanh chóng những thông tin tiêu cực trước khi quá muộn.

Đặt khách hàng làm trung tâm

Các doanh nghiệp luôn phải đặt khách hàng của mình lên hàng đầu, và lấy họ làm trung tâm trong quá trình xử lý những khủng hoảng. Mức độ ảnh hưởng của những khủng hoảng nặng hay nhẹ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào phản ứng của khách hàng khi chúng xảy ra.Việc đặt lợi ích của khách hàng làm trung tâm sẽ giúp các doanh nghiệp tối ưu hoá quy trình xử lý khủng hoảng.

Khắc phục sau khủng hoảng

Xem xét và khắc phục hậu quả của khủng hoảng

Xem xét và khắc phục hậu quả của khủng hoảng

Sau khi cuộc khủng hoảng đã được giải quyết, các doanh nghiệp cần phải có quá trình sửa chữa, khắc phục những điểm yếu của mình và phát huy những điểm mạnh.

Bên cạnh đó các doanh nghiệp phải đo lường và phân tích những tác động mà cuộc khủng hoảng đó mang lại cho doanh nghiệp. Từ đó, các bộ phận truyền thông của doanh nghiệp sẽ lên kế hoạch khắc phục những hậu quả sau khủng hoảng.

Tổng kết

Có thể thấy những rủi ro về truyền thông luôn là một trong những rủi ro trong doanh nghiệp gây thiệt hại rất lớn, vì thế chúng cần phải được xử lý một cách nhanh chóng và đúng cách. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc xử lý những khủng hoảng truyền thông trong tương lai.

>>>Tìm hiểu thêm: Giải pháp quản trị Doanh nghiệp với Kompa