Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê

Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê

 

Thiên nhiên đã ưu đãi cho Việt nam những điều kiện thuận lợi về đất đai khí hậu phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây cà phê. Điều kiện khí hậu của ta cho phép nhiều địa phương có thể trồng được cả hai loại cà phê robusta và arabica.Tiêu biểu là vùng đất Tây nguyên với: Diện tích đất đỏ bazan lớn nhất cả nước, có tầng phong hoá dày, giàu chất dinh dưỡng, phân bố trên bề mặt rộng lớn và tương đối bằng phẳng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các nông trường cây công nghiệp với quy mô lớn. Khí hậu: khô kéo dài từ 4 – 5 tháng thuận lợi cho việc phơi sấy sản phẩm cây công nghiệp.Mặt khác, do ảnh hưởng của địa hình nên khí hậu có sự phân hóa theo đai cao . Từ 400 – 500m khí hậu nhiệt đới . Trên 1000m có khí hậu mát mẻ.Nhà nước và nhân dân đã sớm nhìn ra được những ưu điểm này và lựa chọn cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên. Diện tích cà phê ở Tây Nguyên hiện nay là hơn 290 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước. Đắc Lắc là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất (170 nghìn ha). Cà phê chè được trồng trên các cao nguyên tương đối cao, có khí hậu mát hơn (ở Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng), còn cà phê vối được trồng ở những vùng nóng hơn (chủ yếu ở Đắc Lắc). Cà phê Buôn Ma Thuột nổi tiếng có chất lượng cao.Sau một thời gian trồng trọt ,trao đổi kinh nghiệm,tìm tòi học hỏi thì đã có rất nhiều nhũng vùng đất khác trên cả nước được khai thác và đưa vào gieo trồng loại cây quý mang lại giá trị kinh tế cao cho đồng bào nhân dân vùng cao,Thực tế đã cho thấy: ở vùng khí hậu nóng ẩm phía Nam thích hợp để canh tác cà phê robusta trong khi ở vùng khí hậu ôn hòa miền núi phía Bắc và rải rác ở một số vùng có độ cao so với mặt biển 800-900 mét trở lên có thể trồng cà phê arabica. Hiện nay, một số vùng sản xuất cà phê arabica phát triển tốt, có nhiều triển vọng. Đó là các vùng Tây Bắc, chủ yếu là Điện Biên và Sơn La; ở miền Trung là các tỉnh Nghệ An, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế; phía Nam có các vùng Gia Lai, Đăk Nông và đặc biệt là Lâm Đồng. Theo nhiều người rành cà phê, hương vị cà phê Bourbon ở Lâm Đồng có thể sánh ngang các loại cà phê có vị dịu của vùng Trung Mỹ. Hiện cả nước có hơn 500.000 héc ta cà phê, trong đó chủ yếu là robusta, còn arabia chỉ khoảng 20.000 héc ta.Ngoài những điều kiện thuận lợi thì không thể không nói tới những khó khăn ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê, mà trước hết là những yếu tố nội hàm. Đó là do trình độ hiểu biết về cà phê, cách gieo trồng,phòng trừ sâu bệnh của nông dân còn kém.Do tập quán canh tác đã có từ lâu đời…tác động lớn đến chất lượng và sản lượng cà phê khi thu hoạch.Có thể nói đây là một trong những khó khăn không thể một sớm một chiều có thể khắc phục.Nhưng điều quan trọng nhất hiện nay là nhìn ra được những nhược điểm đó để có những biện pháp cải thiện từng ngày giúp cà phê của ta phát huy được toàn bộ ưu thế trong xuất khẩu

Ngoài những yếu tố về tự nhiên thì yếu tố tác động từ bên ngoài,những yếu tố ngoại sinh cũng có nhưnngx ảnh hưởng mang tính chất hai mặt tới xuất khẩu cà phê ở Việt nam.Trong 10 năm trở lại đây nước ta đã đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế,tham gia vào những sân chơi chung cua kinh tế quốc tế ,là mắt xích trong chuỗi liên minh kinh tế toàn cầu.Việt nam lần lượt trở thành thành viên của các tổ chức ,liên minh kinh tế của khu vực và trên thế giới như :Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN),Khu vực thương mại tự do(AFTA)…và gần đây nhất là sự kiện Việt nam là thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới WTO ngày 11/1/2007. Đã hơn một năm kể từ ngày gia nhập, đủ thời gian để ta có thể thấy được những tác động rõ rệt đối với nền kinh tế nói chung và ngành xuất khẩu cà phê nói riêng.Có rất nhiều mặt tích cực nhưng cũng thể hiện những tác động tiêu cực không thể phủ nhận,hay có thể nói đó là tất yếu .Khi đã chấp nhận ngồi trên cùng một con thuyền kinh tế thì ta cũng không tránh khỏi những biến động chung của thế giới , đặc biệt đối với ngành xuất khẩu cà phê còn mang nhiều khó khăn như của ta.Trong một năm vừa qua với những biến động trong ngành cà phê thế giới do khí hậu thay đổi ,do chất lượng ,thị hiếu trên toàn thế giới đã có những tác động không nhỏ tới xuất khẩu cà phê việt nam .Chỉ trong vòng vài tháng cuối năm 2007 giá cà phê xuất khẩu đã có những biến đổi bất ngờ lúc lên lúc xuống.Có thể nói nông dân trồng cà phê cũng siêu điêu , ăn ngủ không yên vì nguy cơ thất bại trong vụ thu hoạch cà phê năm đó …nhưng rồi cho đến tận bây giờ những biến động vẫn không ngừng khiến giá thị trường vẫn chưa đi vào ổn định.Nông dân vẫn thấp thỏm chờ mong sự bình ổn của giá cà phê.Không chỉ có vậy ngay khi gia nhập tổ chức WTO chúng ta đã có những khó khăn trong việc thống nhất tiêu chuẩn nông sản mà cụ thể ở đây là cà phê phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.Tổ chức nào cũng có những nguyên tắc nhất đinh ,mà khi đã trở thành thành viên chính thức ,ta không thể không theo.Chính vì vậy đã mở ra trước mắt các nhà xuất khẩu cà phê những khó khăn khi quá nhiều bao cà phê bị loại bỏ khi không đạt tiêu chuẩn .Mặt khác những tập quán canh tác của nông dân không thể ngay lập tức thay đổi cần thời gian và kinh phí cao. Trên đây là một số những tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế ảnh hưởng trực tiếp tới xuất khảu cà phê nước ta.Tuy nhiên khi nước ta có tiếng nói trên trường quốc tế thì kinh tế của Việt nam nói chung và cà phê xuất khẩu của ta cũng có vị trí nhất định-là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ hai thế giới chỉ sau Brazil.Hội nhập kinh tế cũng sẽ tạo điều kiện cho cà phê có được những thị trường mới. Bước đầu xâm nhập vào các thị trường khó tính, đòi hỏi chất lượng cao,từ đó các doanh nghiệp thấy được những hạn chế thiếu sót ,không ngừng học tập,trao dồi kiến thức kinh nghiêm khoa học công nghệ tiên tiến.Để có được những bước nhảy vọt trong xuất khẩu cà phê những năm tới và bền vững trong tương lai thì việc chú trọng và kĩ thuật chất lượng..là vô cùng bức thiết.

Tất cả những tác động trên dù tích cực hay tiêu cực,chúng ta đều phải có một cái nhìn sang suốt ,lac quan để đưa ra những biện pháp tốt nhất để góp phần thúc đẩy ngành xuất khẩu cà phê lên một tầm cao mới,có một thế đứng vững trãi trong cộng đồng kinh tế.