Xác định thị trường mục tiêu marketing

 

Sau khi tiến hành phân đoạn thị trường, doanh nghiệp sẽ lựa chọn đoạn thị trường được coi là phù hợp nhất đối với doanh nghiệp. Đó là thị trường mục tiêu. Trên mỗi phân đoạn phi đáp ứng được yêu cầu.

Nhu cầu về hành vi ứng xử của các thành viên trong cùng một nhóm phi hoàn toàn đồng nhất.

Nhu cầu và hành vi ứng xử của các thành viên thuộc các nhóm khác nhau phi có sự khác biệt đủ lớn.

Quy mô của mỗi nhóm phi đủ lớn để khai thác cơ hội kinh doanh có hiệu quả.

Lựa chọn chính xác tiêu thức phản ánh sự khác biệt của nhu cầu khách hàng khi sử dụng sản phẩm cụ thể.

Để xác định thị trường trọng điểm và xây dựng chiến lược marketing có hiệu quả, có thể lựa chọn một trong ba cách tiếp cận sau:

Tiếp cận thị trường giản đơn: đât là cách tiếp cận doành nghiệp theo quyết định không theo đuổi để chiếm phần nhỏ của thị trường lớn mà chiếm phần lớn của thị trường nhỏ. Tức là doanh nghiệp sẽ chọn một trong số các thị trường làm thị trường mục tiêu. Sau đó doanh nghiêp xây dựng chiến lược marketing cho riêng thị trường này. Nếu chiếm được phần lớn thị trường, doanh nghiệp có thể có vị trí cao tại thị trường đó. Như vậy doanh nghiệp đạt được mục tiêu lợi nhuận mong muốn. Nhưng hạn chế của cách tiếp cận này là do quá trình tập trung vào một đoạn thị trường, các chưng trình marketing không hiệu quả sẽ dấn đến thất bại. Hoặc bỏ lỡ cơ hội kinh doanh khác.

Tiếp cận thị trường phức tạp (dị biệt hoá): Đây là cách tiếp cận mà doanh nghiệp lựa chọn hai hoặc nhiều hơn trong số các thị trường thành phần làm thị trường trọng điểm. sau đó sẽ xây dựng chiến lược marketing hỗn hợp cho từng phân đoạn. Cách tiếp cận này có thể đạt được mục tiêu doanh số cao, lợi nhuận cao nhưng đòi hỏi chi phí rất lớn.

Cách tiếp cận thị trường hỗn hợp (không dị biệt): đây là cách tiếp cận mà doanh nghiệp chọn 2 hoặc nhiều hơn các thị trường thành phần làm thị trường mục tiêu đồng thời giúp các thị trường thành phần một thị trường tương đối đồng nhất. Sau đó xây dựng chương trình marketing hỗn hợp cho thị trường ghép. Cách tiếp cận này doanh nghiệp quyết định theo đuổi đại bộ phận khách hàng không phân biệt khu vực địa lý, theo cách này, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí nhưng khả năng cạnh tranh trên thị trường ghép sẽ không cao gây trở ngại cho quá trình thực hiện mục tiêu lợi nhuận.