Nghề PR đòi hỏi người làm PR một kiến thức rất rộng về những mảng khác nhau: tâm lý học, truyền thông, giao tiếp, tài chính, quản lý… Đặc biệt là khi làm PR cho những sản phẩm có tính chất phức tạp như sản phẩm số, người làm PR phải thường xuyên cập nhật thông tin để có thể nắm bắt tình hình hiện tại và xu hướng thay đổi của thị trường. Việc nghiên cứu sản phẩm và tìm tòi những ý tưởng là điều hết sức quan trọng trong công việc làm PR. Như ở chương 2 đã phân tích, sáng tạo là yêu cầu hàng đầu trong các hoạt động PR hiện nay ở nước ta, tình hình này cũng tương tự ở các nước khác trên thế giới.
Kinh nghiệm rút ra từ nước bạn Trung Quốc, ở Việt Nam hiện nay đã có khá nhiều dịch vụ đi kèm các sản phẩm số, vì các sản phẩm này thường được coi là đồ vật yêu quý của mọi người. Những dịch vụ ăn theo này có thể là một công cụ, một biện pháp hữu ích để bạn truyền tải một thông điệp đến người tiêu dùng. Những chiếc iPod đã không thể có hình ảnh dễ thương đến thế tại Trung Quốc, nếu không có màu sắc bắt mắt, những phụ kiện và hình trang trí đi kèm rất hợp với tuổi teen. Một thời gian, hình ảnh những cô cậu tuổi học sinh ăn mặc khá mốt, tai đeo tai nghe, tay cầm iPod với những phụ kiện màu mè đã khá quen thuộc tại Trung Quốc, và bây giờ là Việt Nam. Tương tự, nhân viên PR có thể dùng những phụ kiện khác nhau để tạo cho sản phẩm của mình những ấn tượng khác nhau như: bốc lửa, ma quái, cá tính, trầm lặng, lãng mạn … mà không cần thiết chính doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm đó.