Lợi ích của một kế hoạch quản trị rủi ro doanh nghiệp hiệu quả

Rủi ro là vấn đề mà có thể xảy ra cho dù kế hoạch bạn đề ra có tỉ mỉ đến như thế nào. Việc phòng ngừa rủi ro lúc nào cũng tốt hơn xử lý rủi ro, vì vậy cần chuẩn bị một kế hoạch quản trị rủi ro doanh nghiệp để có thể phản ứng kịp thời.

1. Lợi ích của một kế hoạch quản lý rủi ro doanh nghiệp

Thấy được những rủi ro tiềm tàng

Đa số những rủi ro thật sự mà một tổ chức không thể lấy ra từ sách vở. Một chương trình quản lý rủi ro phòng ngừa toàn diện cần một nhóm chuyên gia để xác định và cung cấp hiểu biết sâu hơn về tất cả các loại rủi ro.

Quản trị rủi ro doanh nghiệp

Quản trị rủi ro doanh nghiệp

Cung cấp góc nhìn và hỗ trợ cho ban lãnh đạo

Thành viên của ban lãnh đạo có thể gặp khó khăn trong việc xác định rủi ro ngoài chuyên môn và kinh nghiệm của họ. Việc cung cấp nguồn và dịch vụ tư vấn cho hội đồng quản trị và các ủy ban chịu trách nhiệm quản lý rủi ro sẽ giúp họ có thể thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của họ.

Thúc đẩy kết quả

Bằng cách xác định kế hoạch quản lý rủi ro cho tổ chức của bạn, cơ hội thành công của dự án sẽ cao hơn vì nó giảm thiểu và loại bỏ rủi ro tiêu cực để dự án có thể hoàn thành đúng hạn.

Giúp bạn chủ động phản ứng

Có một kế hoạch quản lý rõ ràng cho phép bạn chủ động và thực hiện các bước để giảm thiểu các rủi ro tiềm ẩn trước khi chúng phát sinh, thay vì phải liên tục chữa cháy. Nhóm của bạn có thể tiếp nhận rủi ro đã được đánh giá trước và chuyển sang các bước xử lý để giảm thiểu khả năng xảy ra của rủi ro đó.

Lợi ích của quản trị rủi ro

Lợi ích của quản trị rủi ro

Giúp bạn đánh giá toàn bộ dự án

Với sự trợ giúp của kế hoạch quản lý rủi ro, bạn có thể đánh giá tác động của các nhiệm vụ của mình bằng cách giảm thiểu rủi ro và khai thác các cơ hội để tận dụng thế mạnh của tổ chức bạn. Nói cách khác nó giúp bạn đánh giá mức độ thành công của dự án hiện tại và giúp bạn xây dựng các phương pháp tốt hơn trong tương lai.

2. Xây dựng kế hoạch quản trị rủi ro

Xác định rủi ro

Hãy cùng với nhóm của bạn tạo ra danh sách kiểm tra các nguồn rủi ro có thể xảy ra và rủi ro tiềm ẩn dựa trên kinh nghiệm từ các dự án trước đây. Xác định các nguồn rủi ro có thể có theo danh mục. Một số danh mục cho rủi ro tiềm ẩn có thể là kỹ thuật, chi phí, lịch trình, khách hàng, thời tiết, tài chính, chính trị, môi trường, quản lý. Bằng cách xem trước các rủi ro có thể xảy ra, bạn có thể dễ dàng hơn trong việc kiểm soát tác động của chúng, cũng như các chiến lược thực tế và kinh tế để giải quyết.

Đánh giá tác động của rủi ro

Sau khi xác định được các rủi ro tiềm ẩn, nhóm của bạn nên đánh giá từng rủi ro về xác suất xảy ra và chi phí hoặc hậu quả của tổn thất tiềm ẩn liên quan đến nó. Rủi ro này có thể tác động đến một dự án như thế nào? Có thể làm gì để giảm bớt khả năng xảy ra của mỗi rủi ro? Có thể làm gì để kiểm soát tác động của rủi ro nếu nó xảy ra?

Xác định tác động

Xác định tác động

Phân tích rủi ro ưu tiên

Sau khi đã đánh giá được mức độ nghiêm trọng của từng rủi ro, bây giờ bạn nên ưu tiên các rủi ro cần phải được xử lý nhanh chóng. Một số rủi ro sẽ cần được giải quyết ngay lập tức, trong khi những rủi ro khác có thể được theo dõi và giải quyết sau. Liệt kê tác động của mỗi phương thức giải quyết, người chịu trách nhiệm xử lý, chi phí liên quan, lợi ích của việc xử lý, khả năng thành công và các công cụ đo lường sự thành công của quá trình xử lý.

Lên kế hoạch, thực hiện và giám sát tiến độ của kế hoạch quản trị rủi ro

Có một vài cách tiếp cận mà nhóm của bạn có thể thực hiện để giảm thiểu rủi ro. Mỗi cái có thể là một công cụ hiệu quả trong việc quản lý tác động và giảm mức độ rủi ro của dự án.

  • Tránh xa rủi ro: Xóa bỏ mối đe dọa bằng cách loại bỏ các nguyên nhân gây nên rủi ro
  • Chia sẻ rủi ro: Hợp tác với những người khác để chia sẻ trách nhiệm đối với các hoạt động rủi ro; hợp tác với một công ty khác để giải quyết những rủi ro mà nhóm thực hiện dự án của bạn không có kinh nghiệm giải quyết.
  • Giảm rủi ro: Đầu tư vốn để giảm rủi ro như thuê một chuyên gia để xem xét các kế hoạch kỹ thuật hoặc quản lý hoạt động có nguy cơ rủi ro cao.
  • Chuyển giao rủi ro: Chuyển rủi ro từ dự án đến một bên khác thông qua bảo hiểm, thuê ngoài hoặc liên doanh.

Xây dựng kế hoạch quản trị rủi ro

Xây dựng kế hoạch quản trị rủi ro

Khi thực hiện các chiến lược giảm thiểu rủi ro, bạn sẽ cần thử nghiệm, đánh giá và cập nhật kế hoạch quản lý rủi ro thường xuyên vì những thay đổi trong doanh nghiệp, ngành và môi trường mà bạn hoạt động. Phát triển một kế hoạch hiệu quả có thể giúp ngăn các vấn đề nhỏ phát triển thành khủng hoảng. Một kế hoạch đáng tin cậy và kịp thời có thể giúp bạn tiếp tục hoạt động nhanh chóng sau khi trải qua một rủi ro.

Tổng kết

Quản trị rủi ro doanh nghiệp là một mảng quan trọng trong quản trị doanh nghiệp. Một rủi ro có thể phát triển thành một cuộc khủng hoảng. Vì vậy cần chuẩn bị trước cho rủi ro để phòng ngừa hậu quả sau này.

>>>Xem thêm: 9 vấn đề trong trong quản trị rủi ro doanh nghiệp