Không có Doanh nghiệp nào muốn công ty mình mắc phải những khủng hoảng làm ảnh hưởng đến danh tiếng và lợi nhuận kinh doanh cả. Nhưng làm sao để xử lý khủng hoảng nhất là khủng hoảng truyền thông ở Việt Nam? Cùng tìm ra câu trả lời trong bài viết này bạn nhé.
Làm thế nào để xử lý khủng hoảng truyền thông
Khủng hoảng truyền thông là gì?
Hiểu đơn giản là những thông tin tiêu cực được lan truyền mạnh mẽ đến mức vượt ngoài kiểm soát của Doanh nghiệp hoặc tổ chức hoặc cá nhân,… làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh, thương hiệu, danh dự của đối tượng.
Sự việc khủng hoảng này có thể là do chính Doanh nghiệp gây ra hoặc bị truyền thông, cộng đồng mạng đưa tin phản ảnh. Nếu đó là một thương hiệu nổi tiếng thì làn sóng lan truyền càng lớn và thông tin ấy phủ cực nhanh trên các mạng xã hội và trang báo điện tử như Facebook, Instagram, Twitter, Kênh14, Zingnews,…
Với tốc độ cập nhật thông tin nhanh đến chóng mặt như hiện nay của cộng đồng mạng thì việc không thể kiểm soát được phản ứng dư luận là chuyện rất dễ xảy ra. Điều đó gây nên thiệt hại nặng nề cho các thương hiệu lớn và nổi tiếng.
Những người trong ngành truyền thông thường ví khủng hoảng truyền thông là một đám cháy, còn những tiêu cực mà dư luận phản hồi là xăng và dầu đổ thêm vào đám cháy thêm rực lửa. Việc tìm ra phương hướng để ứng phó nhanh chóng nhằm giảm đi thiệt hại là điều cực kỳ cần thiết.
Ứng phó và xử lý được khủng hoảng là một nghệ thuật và để lập nên kế hoạch chỉn chu theo quy trình và thực hiện thành công cần những người có chuyên môn cao và bề dày kinh nghiệm trên thương trường. Tùy vào mức độ của khủng hoảng truyền thông mà Doanh nghiệp đang mắc phải sẽ có những phương pháp khác nhau để xử lý.
7 cách ứng phó và xử lý khủng hoảng truyền thông ở Việt Nam
Cần phải thật cẩn trọng trong các phát ngôn với thái độ tích cực và trung thực
Doanh nghiệp không nên che giấu hoặc làm quá rõ ràng vấn đề khi chưa có sự đánh giá đúng khủng hoảng mà Doanh nghiệp đang mắc phải. Người chịu trách nhiệm cho khủng hoảng khi xảy ra có thể thông cáo với báo chí hoặc lên tiếng trên mạng xã hội với thông tin:” Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc sau khi điều tra sự việc thật kỹ lưỡng”. Điều này giúp Doanh nghiệp có thể kéo dài thêm thời gian lên phương án phù hợp, cho cộng đồng mạng cũng như khách hàng và các đối tác thấy được công ty quan tâm sự việc, ổn định dư luận và xử lý vấn đề nhanh nhất.
Đánh giá khủng hoảng gặp phải
Khi Doanh nghiệp rơi vào bất kỳ khó khăn nào thì điều cần làm đầu tiên là giữ bình tĩnh. Một cái đầu lạnh mới có thể đưa ra được các quyết định và hành động chuẩn xác. Và hướng đánh giá như sau:
- Doanh nghiệp cần xác minh nguồn gốc vấn đề xảy ra ở đâu và như thế nào
- Mức độ khủng hoảng truyền thông và kênh truyền thông nào tác động lớn nhất
- Giả định các trường hợp
- Lập phương án đối phó
- Người đại diện công ty chịu trách nhiệm xử lý trước truyền thông và giới báo chí
- Xem dư luận đang phản ứng như thế nào
Đánh giá khủng hoảng gặp phải
Phản hồi với các đối tác, các khách hàng của Doanh nghiệp
Phản hồi nhanh chóng là điều rất quan trọng khi xử lý khủng hoảng truyền thông. Sau khi đã xác định được sự việc và có kế hoạch cụ thể Doanh nghiệp hãy mau chóng có phát ngôn chính thức trên báo chí, mạng xã hội để cung cấp thông tin chính xác cho dư luận. Nếu lỗi sai thật sự về phía công ty thì hãy thành thật nhận lỗi và cải thiện tốt hơn, điều này giúp Doanh nghiệp mau chóng nhận được sự thông cảm của mọi người. Hãy luôn trong tâm thế sẵn sàng để chủ động nắm bắt cơ hội xoay chuyển cục diện tích cực.
Nhờ cậy các mối quan hệ
Nếu Doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với các báo chí hãy nhờ sự giúp đỡ của họ để đưa tin tốt, tin tích cực của công ty.
Liên hệ với các cơ quan pháp luật nhà nước để được bảo vệ
Có 1 vài trường hợp công ty bị hại như dàn dựng cảnh rồi đưa tin giả lên mạng xã hội để làm mất hình ảnh thương hiệu. Doanh nghiệp cần phải nhờ đến luật sư tư vấn pháp luật và báo cáo với chính quyền để được bảo vệ.
Tham khảo, tư vấn bởi các công ty tư vấn về truyền thông
Doanh nghiệp có thể hợp tác với công ty tư vấn truyền thông chuyên nghiệp để có được những phương hướng giải quyết tối ưu cho sự việc tiêu cực đang xảy ra. Chẳng hạn đơn vị Kompa – nơi cung cấp các dịch vụ quản trị truyền thông tốt cho các Doanh nghiệp như công cụ social listening để đo lường sức khỏe thương hiệu, tăng cường kết nối thương hiệu với cộng đồng, đưa ra tư vấn kế hoạch phục hồi danh tiếng cho Doanh nghiệp hậu khủng hoảng,…
Xây dựng quy trình phòng chống khủng hoảng truyền thông
Doanh nghiệp phải luôn trong tâm thế chủ động ứng phó khủng hoảng bằng cách chuẩn bị các kế hoạch phòng tránh, thường xuyên kiểm tra các kênh truyền thông, kết nối chặt chẽ với khách hàng và cộng đồng mạng,…
Xây dựng quy trình phòng chống khủng hoảng
Tổng kết
Trên đây là 7 cách cơ bản để xử lý khủng hoảng truyền thông ở Việt Nam mà Doanh nghiệp có thể áp dụng ngay. Hoặc Doanh nghiệp có thể cân nhắc hợp tác với Kompa để thường xuyên cập nhật được tình hình danh tiếng của thương hiệu và đề phòng được khủng hoảng tốt nhất.
>>Xem thêm: Làm thế nào để hạn chế khủng hoảng