Hiện nay, stress hay nặng hơn là trầm cảm, là một trong những vấn đề nhức nhối trong xã hội. Stress có thể bắt nguồn từ những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống, đôi khi chỉ là một cơn tức giận nhất thời, những điều khó chịu không được giải toả ra, phải kìm nén tích tụ trong lòng, mà chúng ta thậm chí không nhận thức được nó. Có lẽ bởi vì chúng ta luôn bận rộn với công việc, không có thời gian cho những điều tưởng như nhỏ nhoi đó, để rồi khi nó lớn dần theo thời gian thì đã muộn.
TNEX sẽ bên cạnh bạn
Nguyên nhân bị stress
Stress – nguyên nhân làm việc không hiệu quả
Stress hay còn gọi là căng thẳng (thường được xem như một trạng thái, phản ứng bình thường), nhưng tùy vào mỗi người sẽ có mức độ căng thẳng khác nhau. Bạn có rất nhiều lý do để cảm thấy căng thẳng – có thể là tình trạng sức khỏe hoặc bạn vừa trải qua một ngày tồi tệ như mất việc, thất tình…Không phải lúc nào bạn cũng dễ dàng biết được điều gì gây ra căng thẳng cho bạn, nhưng đôi khi bạn dễ dàng nhận ra khi người khác đang căng thẳng: họ dễ cáu kỉnh, lo lắng và nổi nóng. Nếu bạn có những dấu hiệu trên thì có thể bạn cũng đang bị stress.
Dù nguyên nhân gây ra căng thẳng của bạn là gì, điều quan trọng cần nhớ là sẽ có những điều bạn có thể làm để giải quyết vấn đề đó.
Sau đây là một số cách giúp bạn có thể theo dõi cảm xúc của mình để ngăn chặn hoặc giảm bớt phần nào việc bị stress
Viết nhật ký
Một trong những cách giúp bạn kiểm soát cảm xúc của bản thân đó là viết, hãy viết nhật ký, tự giải bày với bản thân bằng những con chữ.
Bạn có rất nhiều thứ đang diễn ra trong đầu. Vậy nên bước đầu khi viết nhật ký là hãy viết về những suy nghĩ không dứt đó. Có thể đó là những suy nghĩ vào ban ngày khiến bạn thao thức vào ban đêm. Đôi khi là nỗi lo lắng của bạn về những gì có thể xảy ra vào ngày mai. Hoặc chỉ là bạn đang quá nản và cần suy nghĩ về điều gì đó khác một chút để vơi bớt sự buồn chán. Những suy nghĩ miên man là rào cản đầu tiên khiến bạn không thể chìm vào giấc ngủ, làm bạn mất tỉnh táo vào ban ngày, khiến bạn càng thêm stress. Vì vậy, ghi nhật ký rõ ràng sẽ giúp bạn giảm căng thẳng, lo lắng, giúp giải tỏa cảm xúc – điều này rõ ràng sẽ giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn.
Sử dụng ứng dụng theo dõi cảm xúc
Tnex giúp bạn theo dõi cảm xúc
Đây có lẽ là một phương pháp mới lạ, nhưng thật chất nó lại phù hợp với những người bận rộn với đủ thứ cuộc sống. Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện khá nhiều ứng dụng làm về vấn đề này. Mục đích chủ yếu là ghi lại cảm xúc hằng ngày của bản thân, và app sẽ đưa ra thống kê về cảm xúc của bạn.
Tuy nhiên như đã nói, mỗi người đều quá bận, họ không thể dành thời gian đăng nhập vào một cái app chỉ mỗi việc ghi lại cảm xúc , vậy nên đến với TNEX – ngoài tính năng của một ngân hàng thuần số, thì đây còn là ứng dụng theo dõi cảm xúc của bản thân. Bởi quản lý chi tiêu luôn là việc cần phải làm hằng ngày, thì bên cạnh đó việc tích hợp thêm chế độ về cảm xúc để khi đăng nhập vào TNEX sẽ giúp bạn kiểm soát cả hai việc trong cùng một ứng dụng sẽ nhanh chóng hơn rất nhiều.
Việc check-in mood mỗi ngày cũng giống như ghi nhật ký vậy, nhưng nếu bạn không giỏi trình bày bằng chữ viết thì sử dụng tính năng này sẽ thuận tiện hơn rất nhiều. Thêm vào đó, hằng tháng TNEX sẽ thống kê lại cảm xúc của bạn, những ngày cảm xúc của bạn không ổn, những lúc bạn lại rất vui để từ đó giúp bạn thấu hiểu bản thân mình hơn.
Bác sĩ tâm lý
Nếu như bạn không thích việc ghi lại cảm xúc, mà muốn giải bày cảm xúc trực tiếp nhưng bạn bè không đủ thân thiết, người thân trong gia đình không hiểu được vấn đề của bạn thì hãy tìm đến bác sĩ tâm lý. Chuyên gia tâm lý sẽ nói về những lo lắng của bạn và các yếu tố trong cuộc sống khiến bạn cảm thấy căng thẳng. Từ đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách tìm cách giảm căng thẳng, tìm ra hướng giải quyết vấn đề mà bạn đang gặp phải.
Lời kết
Stress là điều gần như ai cũng gặp phải, tùy theo mức độ nặng nhẹ của mỗi người, nhưng không phải ai cũng có thể giải quyết hay thậm chí là phát hiện ra tình trạng của mình. Vậy nên trên đây là một số cách giúp bạn có thể giảm bớt phần nào sự căng thẳng.
>>> Xem thêm: Cách làm thẻ ATM online dành cho dân văn phòng