Khủng hoảng truyền thông là vấn đề không ai mong muốn, nhưng điều đó vẫn xảy ra bắt đầu từ một việc rất nhỏ đến khi thông tin được đẩy đi rất xa và mất kiểm soát. Không chỉ các tổ chức mà những cá nhân cũng có thể là nạn nhân vì những yếu tố khách quan hoặc quyền chủ động quá hạn chế khiến việc tiếp cận xử lý rất khó khăn và tốn kém. Vậy nguyên nhân nào khiến việc xử lý khủng hoảng truyền thông tại Việt Nam vẫn đang quá phụ thuộc và bị động? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Hạn chế trong quản lý trực tiếp mạng xã hội
Những nền tảng như Facebook, Tik Tok hay Twitter là các trang mạng xã hội thuộc sở hữu của những Doanh nghiệp có trụ sở ở nước ngoài. Dù rằng đã có những những chính sách, luật pháp quy định về việc đặt hệ thống máy chủ tại Việt Nam nhưng vẫn có những bất cập trong việc truy xuất, kiểm soát và bảo mật thông tin. Điều này cũng có thể giải thích rằng, các Doanh nghiệp nước ngoài cũng lo ngại về an toàn thông tin dữ liệu của mình nên vấn đề trao quyền trong quản lý dữ liệu vẫn bị bỏ ngỏ. Do đó, sự chủ động trong quản lý bị hạn chế rất nhiều vì cần có sự cho phép của bên thứ 3.
Bị hạn chế về kiểm soát máy chủ khiến hoạt động quản lý trở nên khó khăn
Thứ hai, vì không thể trực tiếp quản lý, nhiều cá nhân và tổ chức có thể có nhiều tài khoản ẩn danh hoặc giả danh đăng tải những thông tin thất thiệt, vu khống đến cá nhân, tổ chức khác. Dù thông tin trên truyền thông là ảo nhưng hành vi người dùng và hậu quả tác động lại là người thật việc thật. Nếu vụ việc xảy quá mức kiểm soát thì các tổn hại sẽ là danh tiếng và uy tín của Doanh nghiệp bị mất đi mãi mãi. Do vậy, đây có thể nói là nguyên nhân chính trong xử lý khủng hoảng truyền thông tại Việt Nam còn yếu kém vì còn quá phụ thuộc vào các bên cung cấp.
Khả năng bị liên đới khủng hoảng vì thiếu sự khác biệt về thương hiệu
Việc bị liên đới khủng hoảng vẫn có thể xảy ra khi mà sự tương quan về thương hiệu và hình ảnh, sự nhận biết của 2 Doanh nghiệp có sự giống nhau hoặc khách hàng lầm tưởng về tên gọi. Điều này vẫn là yếu tố khách quan vì tên gọi giống nhau là điều hoàn toàn bình thường. Một ví dụ điển hình như vụ việc ngân hàng SCB (Ngân hàng TMCP Sài Gòn) và Sacombank (Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín) đã bị ảnh hưởng trong giai đoạn tháng 10/2022. Rất nhanh, Sacombank đã có những bước tiến đính chính cụ thể về tên gọi và ký tự viết tắt để phân biệt với về SCB khi tin tức lan truyền trên mạng xã hội đang quá nổi trội.
Sự đính chính từ Sacombank giúp tránh ảnh hưởng từ thông tin lan truyền
Dù không bị tác động quá nặng nề, nhưng việc hai hay nhiều thương hiệu có sự tương đồng về tên gọi và cùng hoạt động trong một lĩnh vực ngành nghề, thì khả năng bị nhầm lẫn là không thể tránh. Việc chỉ một thương hiệu đang gặp vấn đề thì những thương hiệu khác vẫn có thể bị ảnh hưởng và liên đới với khủng hoảng. Thế nên, trong xử lý khủng hoảng truyền thông thì những quá trình trước đó như đặt tên, tạo điểm khác biệt cho thương hiệu,… rất quan trọng. Vì trong tương lai nếu xảy ra những vụ việc nhầm lẫn không đáng có, Doanh nghiệp vẫn đảm bảo được mức độ rủi ro thấp nhất, tránh được sự liên quan không cần thiết.
Hiểu biết và kiến thức về quản trị truyền thông chưa được chú trọng
Không kể đến những Doanh nghiệp với quy mô lớn hoặc đa quốc gia thì vấn đề hình ảnh, tin tức, ấn phẩm truyền thông cũng cần được trau chuốt và kỹ lưỡng. Tuy vậy, những Doanh nghiệp vừa và nhỏ lại bị hạn chế khá nhiều trong việc tiếp cận, tìm hiểu giải pháp thông tin để quản trị truyền thông đúng đắn. Điều này có thể giải thích là do tốc độ tăng trưởng hay việc chuyển đổi số của những Doanh nghiệp này chưa cao hay mới chuyển đổi. Những phương thức tiếp thị, chạy quảng cáo, lên bài viết chưa được chuẩn hóa hoặc thiếu kế hoạch, định hướng rõ ràng.
Ngoài ra, sự phân bổ hay cách thức quản trị cũng chưa được chú trọng. Nhiều tổ chức thường lập ra những website hoặc fanpage nhưng lại thiếu đi sự quan tâm hay duy trì cũng như độ bảo mật yếu khi sử dụng chung tài khoản. Đặt trường hợp khi tài khoản bị rò rỉa và những bài viết đăng tải sai thông tin, hay sử dụng thông tin trên website thực hiện các giao dịch không phải đại diện và mục đích của Doanh nghiệp, thì thiệt hại sẽ rất to lớn. Do đó những quy trình hay hiểu biết xử lý lại đúng đắn giúp tránh những rủi ro về danh tiếng.
Hoạt động gian luận trên trang web Doanh nghiệp nhằm thực hiện hành vi lừa đảo
Giới thiệu về giải pháp mà Kompa mang lại
Kompa là công ty ứng dụng công nghệ dữ liệu (AI, machine learning) trên nền tảng dữ liệu lớn (Big data) cung cấp các giải pháp phân tích dữ liệu và trang bị cho khách hàng những “insight” đắt giá để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của họ trong nhiều khía cạnh như Marketing, Tài chính, Vận hành và các lĩnh vực khác. Kompa tự tin là đơn vị tiên phong tại Việt Nam trong cung cấp sản phẩm và giải pháp tư vấn truyền thông trong vận hành và phát triển doanh nghiệp.
Các dịch vụ tại Kompa có thể kể đến như:
1. Social listening:
Tối ưu hoá hoạt động truyền thông và Nâng tầm quản trị Thương hiệu qua các bước sau:
- Nhận diện – Theo dõi – Nhận biết Thương hiệu,
- Đo lường hiệu quả truyền thông,
- Quản trị Danh tiếng Thương hiệu
- Cảnh báo thông tin nhạy cảm
2. Quản trị Danh tiếng Thương hiệu trên Mạng xã hội:
Đồng hành cùng Doanh nghiệp trong việc quản trị khủng hoảng truyền thông với những hoạt động giá trị như:
- Theo dõi, nhận biết và khoanh vùng sự việc
- Đề xuất và hỗ trợ phương án ứng phó linh hoạt
- Duy trì kiểm soát và tối ưu hoá thông tin trung lập
- Tư vấn phương án phục hồi sức khoẻ Thương hiệu
Trên đây là những dịch vụ mà Kompa có thể đem đến cho bạn để khắc phục những khó khăn kể trên về hạn chế trong quản lý trực tiếp mạng xã hội, chưa có chuyên môn sâu rộng về quản trị truyền thông,…. Kompa với hơn 20 năm liền đồng hành cùng hàng trăm Doanh nghiệp nhỏ vừa và lớn tại Việt Nam như : Vingroup, Masterise Homes, Vinamilk, SSI, MB bank, Tân Hiệp phát, Shopee, Vietjet Air…. sẽ là người bạn bạn đồng hành của doanh nghiệp với lợi thế từ sự minh bạch, trung thực, dữ liệu luôn được cập nhật, dịch vụ một điểm đến và tin tưởng cao từ khách hàng.
Tổng kết
Có thể nói rằng, quá trình thực hiện xử lý khủng hoảng truyền thông tại Việt Nam vẫn đang gặp nhiều khó khăn và hạn chế vì những nguyên nhân về quản lý, liên đới thương hiệu khác và thiếu hiểu biết sâu sắc về quản trị kênh giao tiếp với khách hàng. Tuy nhiên, cũng cần có sự tích cực và lạc quan vì đoạn đường phía trước vẫn còn dài, thời gian vẫn còn đó cho Doanh nghiệp tại Việt Nam đổi mới, khắc phục và thay đổi.