Phân tích rủi ro trong kinh doanh – đánh giá rủi ro doanh nghiệp

Rủi ro trong doanh nghiệp trường rất nhiều doanh nghiệp đang mắc phải trong một vị trí nhỏ lẻ nào đó trong ng ty hoặc một sự kiện nào đó trên thị trường mà có thể thành một biến cố lớn không lường trước được. Chính vì vậy việc phân tích rủi ro trong kinh doanh thường phải lường trước hãy cùng Kompa tìm hiểu rủi ro trong kinh doanh như thế nào nha.

Rủi ro trong kinh doanh là gì?

Rủi ro trong doanh nghiệp là những yếu tố có khả năng gây thiệt hại hoặc ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Đối với mọi Doanh Nghiệp, việc quản lý và đối mặt với rủi ro là một phần quan trọng của quá trình quản lý doanh nghiệp. Đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định, đánh giá, và áp dụng các biện pháp để kiểm soát những rủi ro này, đồng thời cũng có kế hoạch dự phòng để đối mặt với những tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

Rủi ro trong doanh nghiệp là những yếu tố có gây thiệt hại trong Doanh Nghiệp

Các loại rủi ro trong kinh doanh có thể xảy ra

Rủi ro tài chính

Trong rủi ro tài chính, doanh nghiệp đối mặt với nhiều thách thức và không chắc chắn, đặt ra những rủi ro mà họ cần linh hoạt đối mặt. Biến động giá cả có thể tác động đáng kể đến chi phí nguyên liệu và sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Rủi ro thị trường

Rủi ro thị trường đặt ra những thách thức liên quan đến môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp. Sự biến động của thị trường có thể xuất phát từ nhiều nguồn bao gồm thay đổi trong nhu cầu của khách hàng, xu hướng ngành và các yếu tố kinh tế toàn cầu. Các đối thủ cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi doanh nghiệp phải liên tục cải thiện sản phẩm, dịch vụ để đưa chiến lược tiếp thị để duy trì và mở rộng thị phần.

Rủi ro về sản phẩm và dịch vụ

Rủi ro liên quan đến sản phẩm và dịch vụ thường xuyên xuất hiện trong môi trường kinh doanh. Chất lượng sản phẩm, sự cố kỹ thuật và thay đổi trong nhu cầu của khách hàng có thể ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp và gây mất mát về khách hàng.

Rủi ro về nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là một tài nguyên quan trọng nhiều rủi ro trong doanh nghiệp. Mất mát nhân sự chất lượng cao có thể ảnh hưởng sự ổn định của doanh nghiệp. Hoặc nhân sự không được đào tạo bài bản về sản phẩm hoặc dịch vụ có thể cũng sẽ dẫn đến việc tư vấn sai sự thật cũng có thể dẫn đến việc rủi ro từ phía nhận xét khách hàng.  

 

Có rất nhiều loại rủi ro trong kinh doanh có thể xảy ra

Có rất nhiều loại rủi ro trong kinh doanh có thể xảy ra

Cách phân tích rủi ro trong kinh doanh 

Phân tích bối cảnh 

Phân tích rủi ro trong kinh doanh trong doanh nghiệp đầu tiên nên phân tích bối cảnh để có cái nhìn toàn diện, doanh nghiệp cần phải xác định và đánh giá tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Các yếu tố này bao gồm hai yếu tố là yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài.

Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

– Môi trường pháp lý như pháp luật của nhà nước, các văn bản quy phạm –pháp luật ảnh hưởng đến doanh nghiệp 

-Tình hình kinh tế chính trị, văn hóa

-Sự thay đổi mới của thị trường và ng nghệ

Yếu tố bên trong doanh nghiệp 

– Kết quả hoạt động nội bộ trong tổ chức không chặt chẽ

– Vấn đề về nhân sự chưa được đào tạo kỹ càng

– Chất lượng sản phẩm không được quản lý chặt chẽ 

– Sự cố hệ thống và ng nghệ phải bảo trì một cách liên tục

– Tình hình văn hóa tổ chức của ng ty 

Nhận diện rủi ro 

Sau khi xác định được các yếu tố rủi ro, doanh nghiệp cần phải phân loại chúng thành các nhóm khác nhau để dễ dàng quản lý. Các loại rủi ro phổ biến bao gồm rủi ro chiến lược, rủi ro tài chính, rủi ro hoạch định, rủi ro thị trường, rủi ro nhân sự và rủi ro ng nghệ. Phân loại giúp tổ chức dễ dàng xác định ưu tiên và ổn định cách tiếp cận đối với từng loại rủi ro. Việc hiểu rõ từng loại rủi ro giúp doanh nghiệp thiết lập kế hoạch và chiến lược quản lý rủi ro hiệu quả.

Đánh giá mức độ rủi ro

Sau khi phân loại rủi ro, bước tiếp theo là xác định các tiêu chí để đánh giá mức độ quan trọng và ảnh hưởng của từng rủi ro. Các tiêu chí này có thể bao gồm mức độ tỷ lệ lợi nhuận/giảm lợi nhuận, tác động lớn/nhỏ, xác suất xảy ra, và khả năng kiểm soát.

Đánh giá các tiêu chí này giúp xác định rõ ràng mức độ rủi ro nào cần được ưu tiên và quản lý một cách chặt chẽ hơn. Đối với mỗi tiêu chí, doanh nghiệp nên thiết lập một hệ thống điểm số hoặc danh giá để đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro đó đối với doanh nghiệp.

Lập kế hoạch để giải quyết

Sau khi giải phân tích thì bước cuối cùng là xây dựng kế hoạch giải quyết rủi ro và cơ hội là nhiệm vụ của trưởng các đơn vị trực thuộc phạm vi hệ thống quản lý chất lượng có trách nhiệm. Trong đó, người thực hiện cần xác định cấp độ xử lý cần thiết cho mỗi rủi ro cao thì cần lập kế hoạch để xử lý ngay còn rủi ro thấp hoặc rất thấp mà có các cơ hội cải tiến thì lập kế hoạch cải tiến). Đối với rủi ro được nhận diện, tổ chức cần phải có.

Phân tích rủi ro và tim ra hướng giải quyết để khắc phục

Phân tích rủi ro và tim ra hướng giải quyết để khắc phục

Kết

Rủi ro trong kinh doanh thông thường là những tình huống ngẫu nhiên các Doanh Nghiệp không thể lường trước được, nên rủi ro cho dù có xảy ra thì cũng nên bình tĩnh để phân tích rủi ro kinh doanh để đưa ra hướng giải quyết cụ thể nhất, hãy liên hệ với Kompa để để dễ dàng đưa ra hướng giải quyết tốt nhất nhé. 

>>> Xem thêm: Quản trị rủi ro Doanh nghiệp là gì? Quy trình 8 bước quản trị rủi ro Doanh nghiệp