Về thu nhập của công nhân dệt may

Về thu nhập của công nhân dệt may

Do ảnh hưởng của năng suất lao động cho nên thu nhập của công nhân dệt may ở các thành phần kinh tế khác nhau là rất khác nhau và thấp hơn rất nhiều thu nhập của công nhân dệt may các nước trong khu vực và trên thế giới. Các doanh nghiệp dệt may thuộc thành phần kinh tế quốc doanh, do trình độ tay nghề khá cao và đồng đều, năng suất lao động đạt được ở nhóm II và thu nhập bình quân đạt 1.350.000đ/tháng.

Công nhân làm việc tại các doanh nghiệp dệt may có vốn đầu tư nước ngoài có thu nhập bình quân 1.012.500đ/tháng (Nhóm 3 – phụ lục 8) nhưng thực chất mức thu nhập chỉ đạt ở nhóm IV bởi vì tại các doanh nghiệp này tình trạng tăng ca, làm thêm giờ triền miên. Thời gian làm việc trong ngày thường kéo dài 10giờ, 12 giờ và đôi khi còn dài hơn.

Các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân có thu nhập thấp chỉ đạt 675.000đ/tháng do tay nghề công nhân còn yếu, năng suất lao động thấp. Tình trạng tăng ca ở các doanh nghiệp này cũng khá thường xuyên do quy mô của các doanh nghiệp này ở mức vừa và nhỏ, trình độ năng lực có nhiều hạn chế, sức ép về tiến độ giao hàng cho khách hàng thường rất căng thẳng.

Tóm lại, năng suất lao động và thu nhập của công nhân dệt may làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh còn rất thấp so với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Nếu so sánh các doanh nghiệp ở Tp. Hồ Chí Minh với nhau thì các doanh nghiệp dệt may thuộc thành phần kinh tế Nhà nước có năng suất lao động và thu nhập khá cao.

Nguyên nhân của tình trạng này là do công tác đào tạo nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tế này đã được quan tâm và phát huy hiệu quả. Ngược lại ở các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến tình trạng tay nghề công nhân kém, năng suất lao động thấp, thu nhập thấp.

Nguyên nhân chính của vấn đề này là do trình độ tay nghề của công nhân may thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh có sự chênh lệch rất lớn. Đa số công nhân may làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân có thâm niên làm việc ngắn, có trình độ bậc thợ bình quân chỉ đạt bậc 2/7, 3/7.

Để khắc phục tình trạng này và nâng cao năng suất lao động khu vực kinh tế tư nhân nói riêng và các doanh nghiệp dệt may thuộc các thành phần kinh tế khác nói chung cần tổ chức tốt công tác đào tạo, đào tạo lại lực lượng lao động dệt may trên địa bàn Thành phố.

Recent Posts

Cách thanh toán cho doanh nghiệp không dùng tiền mặt

Cách thanh toán cho doanh nghiệp không tiền mặt đang ngày càng phổ biến và…

5 months ago

Nguyên nhân gây ra khủng hoảng truyền thông của doanh nghiệp

Khủng hoảng truyền thông là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà các Doanh…

5 months ago

Khái niệm và ý nghĩa của kế hoạch quản trị khủng hoảng truyền thông

Trong thời đại số hiện nay, khả năng xuất hiện các tình huống khủng hoảng…

6 months ago

Tại sao nghiên cứu hành vi khách hàng là quan trọng trong kinh doanh?

Trong thời đại công nghệ hiện nay, việc nghiên cứu hành vi khách hàng là…

6 months ago

Làm thế nào để tăng cường Engagement Rate trên mạng xã hội?

Mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược marketing…

6 months ago

Xây dựng tài chính ổn định với kỹ năng quản lý chi tiêu gia đình thông minh

Quản lý chi tiêu gia đình là một trong những kỹ năng quan trọng nhất…

6 months ago