Điểm yếu của dệt may VN

Cước phí và thời gian vận tải hàng từ Việt Nam sang Mỹ thường cao hơn và lâu hơn so với từ các nước khác đến Mỹ (kể cả từ các nước xung quanh Việt Nam) do khoảng cách địa lý xa và chưa có tuyến vận tải biển hoặc hàng không trực tiếp giữa hai nước. Ví dụ, hiện nay, cước phí vận tải biển từ Việt Nam sang Mỹ cao hơn từ Trung Quốc sang Mỹ khoảng 15-20%. Thời gian vận tải từ Việt Nam sang bờ Tây Mỹ trung bình khoảng 30 – 45 ngày so với từ Trung Quốc khoảng 12 – 18 ngày.

Khó khăn trong thanh toán. Do mới có quan hệ kinh doanh với các doanh nghiệp Mỹ nên các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thường yêu cầu thanh toán theo phương thức L/C trả ngay không hủy ngang. Ngược lại, nhiều doanh nghiệp Mỹ hoặc do không quen với phương thức thanh toán này hoặc do muốn các phương thức thanh toán khác (D/A, D/P…) thuận tiện, đỡ tốn kém, và ít rủi ro hơn cho họ.

Các chính sách với ngành dệt may vẫn chưa nhất quán, cơ chế quản lý điều hành cho năm sau vẫn chưa rõ… “Các thủ tục như hải quan, thuế… dù có cải thiện, nhưng các nước chung quanh cải thiện mạnh hơn mình nên vẫn gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp.

Về phía doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh của từng doanh nghiệp còn hạn chế, từ chất lượng sản phẩm, chủng loại sản phẩm, kinh doanh theo giá FOB, trình độ công nghệ cho đến việc đầu tư các loại thiết bị chuyên dụng phục vụ may sản phẩm chất lượng cao.

Năng lực cung và tiếp thị xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung còn yếu. Ngoài những yếu kém chung và truyền thống như chủng loại hàng hóa nghèo nàn, chất lượng và mẫu mã chưa phù hợp, giá cả không cạnh tranh, năng lực tiếp thị xuất khẩu yếu; điểm yếu nổi bật của các doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Mỹ là qui mô sản xuất nhỏ và khả năng liên kết giữa các doanh nghiệp trong sản xuất và xuất khẩu yếu, nên gặp khó khăn trong việc đáp ứng các đơn hàng lớn và/hoặc có yêu cầu thời gian giao hàng nhanh của khách hàng Mỹ.

Hơn nữa, đại bộ phận các doanh nghiệp may mặc còn hoạt động theo hình thức gia công. Hình thức này không phù hợp với tập quán nhập khẩu của khách hàng Mỹ. Đây cũng chính là lý do nhiều doanh nghiệp Mỹ chưa quan tâm đến nhập khẩu từ Việt Nam hoặc còn nhập hàng từ Việt Nam thông qua các công ty trung gian ở nước thứ ba.

Sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam thiếu thương hiệu đặc trưng. Nhân tố quan trọng để sản phẩm dệt may có thể thâm nhập thị trường là nhãn hiệu hàng hóa, hàng dệt may của Việt chủ yếu là gia công (chiếm hơn 75%), khi xuất khẩu sang Mỹ lại mang nhãn hiệu của bên đặt gia công, còn lại (25%) mang nhãn hiệu của các doanh nghiệp may hoặc nhãn hiệu nước ngòai (do doanh nghiệp mua bản quyền). Các doanh nghiệp Việt Nam chưa chú trọng đến việc tiêu chuẩn hóa hệ thống quản ly chất lượng của mình.

Recent Posts

Cách thanh toán cho doanh nghiệp không dùng tiền mặt

Cách thanh toán cho doanh nghiệp không tiền mặt đang ngày càng phổ biến và…

8 months ago

Nguyên nhân gây ra khủng hoảng truyền thông của doanh nghiệp

Khủng hoảng truyền thông là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà các Doanh…

9 months ago

Khái niệm và ý nghĩa của kế hoạch quản trị khủng hoảng truyền thông

Trong thời đại số hiện nay, khả năng xuất hiện các tình huống khủng hoảng…

9 months ago

Tại sao nghiên cứu hành vi khách hàng là quan trọng trong kinh doanh?

Trong thời đại công nghệ hiện nay, việc nghiên cứu hành vi khách hàng là…

9 months ago

Làm thế nào để tăng cường Engagement Rate trên mạng xã hội?

Mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược marketing…

9 months ago

Xây dựng tài chính ổn định với kỹ năng quản lý chi tiêu gia đình thông minh

Quản lý chi tiêu gia đình là một trong những kỹ năng quan trọng nhất…

9 months ago