Chứng khoán phái sinh là một trong các loại hình đầu tư đang phổ biến trong thời gian gần đây. Thị thị trường chứng khoán Việt Nam có thể hiểu đơn giản đầu tư phái sinh là đầu tư vào chỉ số VN30 tăng giảm. Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nào tham gia đều thu được lợi nhuận như mong muốn. Dưới đây sẽ là một số lời khuyên dành cho nhà đầu tư trước khi bắt đầu tham gia vào thị trường tiềm năng này.
Trước khi bắt đầu thực hiện giao dịch mua bán hợp đồng tương lai thì nhà đầu cần phải ký quỹ. Ở giao dịch cổ phiếu, ký quỹ là việc công ty môi giới chứng khoán cho nhà đầu tiên vay vốn để mua chứng khoán. Còn ký quỹ trong giao dịch phái sinh là việc mà nhà đầu tư sẽ đặt cọc khoản tiền nhằm đảm bảo cho các giao dịch mua bán của mình được thực hiện.
Ký quỹ là bước đầu tiên để bắt đầu giao dịch phái sinh
Vào cuối giờ của mỗi ngày giao dịch, công ty chứng khoán phái sinh sẽ bắt đầu tính toán giá trị lãi lỗ đối với các hợp đồng phái sinh mà các nhà đầu tư đang giữ.
Trường hợp giá trị của hợp đồng này tăng hay giảm không đúng kỳ vọng khiến nhà đầu tư lô ròng dẫn đến số dư trong tài khoản ký quỹ sẽ bị giảm dưới mức ký quỹ yêu cầu thì nhà đầu tư cần lưu ý duy trì vị thế hiện có bằng cách nộp lại đủ số tiền ký quỹ duy trì yêu cầu. Hoặc là nhà đầu tư có thể lựa chọn cách đóng bớt vị thế hợp đồng để giảm mức ký quỹ, hay đóng toàn bộ vị thế hợp đồng mà bạn đang nắm giữ.
Nhà đầu tư cần lưu ý mức kí quỹ ban đầu
Nếu không thực hiện, công ty chứng khoán sẽ tiến hành đóng một phần vị thế hợp đồng của nhà đầu tư phái sinh theo quy định của công ty. Ví dụ công ty chứng khoán có thế giao dịch mua bán các hợp đồng tương lai của nhà đầu tư với mức giá thấp nhất hoặc với giá bán cao nhất.
Trong trường hợp nhà đầu tư phái sinh muốn thực hiện giao dịch hợp đồng tương lai mới nhưng số dư trong tài khoản ký quỹ đang ở mức thấp hơn yêu cầu nhà đầu tư sẽ không được thực hiện các lệnh giao dịch mới.
Mỗi sản phẩm phái sinh sẽ có thời gian đáo hạn khác nhau tùy thuộc vào ngày tháng đáo hạn. Cụ thể là ngày thứ năm và thứ 3 trong tháng đáo hạn. Trường hợp nhà đầu tư nắm giữ vị thế đến ngày đáo hạn, công ty chứng khoán sẽ thực hiện tất toán số lãi/lỗ trên hợp đồng đang nắm giữ và bắt đầu thực hiện bù trừ thanh toán. Sau ngày giao dịch cuối cùng sản phẩm đã đáo hạn sẽ không còn giao dịch.
Giống như các sản phẩm đầu tư tài chính khác, nhà đầu tư khi tham gia phái sinh đều có thể đối mặt với các rủi ro. Cụ thể là về biến động giá trong chứng khoán và tính thanh khoản của chứng khoán trên thị trường. Lợi thế khi tham gia thị trường hợp đồng tương lai là nhà đầu tư có thể sử dụng đòn bẩy nghĩa là bạn chỉ cần bỏ ra khoản tiền đặt với tỷ lệ nhất định để có thể bắt đầu giao dịch hợp đồng tương lai có giá trị hơn gấp nhiều lần. Và đây cũng là cao dao hai lưỡi.
Rủi ro mà nhà đầu tư có thể gặp phải khi đầu tư phái sinh
Nếu giá hợp đồng tương lai có giao dịch biến động theo hướng có lợi nhà đầu tư sẽ thu về một khoản tiền lớn. Tuy nhiên nếu giá hợp đồng tương lai biến động theo chiều bất lợi nhà đầu tư sẽ gặp thua lỗ. Nếu khoản tiền ký quỹ trong tài khoản bị giảm đến mức dưới yếu cầu mà nhà đầu tư lại không ký quỹ bổ sung kịp thời, công ty chứng khoán sẽ phải buộc đóng bớt một hoặc toàn bộ vị thế hợp đồng mà nhà đầu tư đang nằm giữ. Tài khoản của nhà đầu tư có thể sẽ phải nhận một khoản lỗ lớn cao hơn mức mà nhà đầu tư đã ký quỹ ban đầu đã nộp vào trước khi giao dịch thậm chí là có thể là mất trắng khoản tiền ký quỹ ban đầu.
>> Xem thêm: Hướng dẫn đầu tư phái sinh sinh lợi nhuận hấp dẫn
Trên đây là những lời khuyên dành cho nhà đầu tư khi mới tham gia vào thị trường đầu tư chứng khoán phái sinh. Hy vọng thông tin trên sẽ hữu ích cho công cuộc đầu tư phái sinh sắp tới của bạn. Chúc bạn đầu tư thành công và sinh lời hiệu quả nhất!
Cách thanh toán cho doanh nghiệp không tiền mặt đang ngày càng phổ biến và…
Khủng hoảng truyền thông là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà các Doanh…
Trong thời đại số hiện nay, khả năng xuất hiện các tình huống khủng hoảng…
Trong thời đại công nghệ hiện nay, việc nghiên cứu hành vi khách hàng là…
Mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược marketing…
Quản lý chi tiêu gia đình là một trong những kỹ năng quan trọng nhất…