Đặc điểm của khu vực hạ nguồn của hàng điện tử

Tuy đầu tư cho việc lắp ráp các sản phẩm điện tử gia dụng không cao, đây là ngành chịu khá nhiều cạnh tranh, rủi ro và phụ thuộc vào chính sách của địa phương sở tại. Ở các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi, nơi mà dung lượng thị trường ban đầu về sản phẩm điện tử gia dụng rất lớn, ngành này luôn được các doanh nghiệp quan tâm mạnh mẽ khi đầu tư. Điều này cũng lý giải việc các nhà máy lắp ráp các sản phẩm điện tử gia dụng có xu thế chuyển dịch từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, từ các nước kinh tế mới nổi, các quốc gia công nghiệp trẻ sang các quốc gia công nghiệp hoá sau. Một trong các lý do quan trọng là do dung lượng thị trường về các sản phẩm gia dụng ở các nước phát triển đã có xu hướng bão hoà, trong khi lại là nhu cầu mới nổi lên của người dân, thường là rất đông dân, ở các quốc gia đi sau.

Năng lực sản xuất của địa phương. Tuy nhiên, không phải quốc gia đông dân đang phát triển nào cũng thu hút được đầu tư vào ngành này. Năng lực sản xuất nội địa với các yêu cầu về trình độ và tính chuyên nghiệp của người lao động trong lắp ráp, việc giao hàng đúng thời hạn, đúng yêu cầu về số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp sản xuất linh kiện, là các yếu tố tác động tới quá trình ra quyết định để ngành công nghiệp này có thể hình thành và phát triển.

Sản xuất và cung ứng nội địa có thể do các công ty FDI hoặc các doanh nghiệp địa phương đảm nhận. Khó khăn ở chỗ, nước sở tại không có đủ số lượng các công ty FDI chuyên cung cấp linh kiện hoặc/và trình độ công nghệ và quản lý của các doanh nghiệp địa phương không đáp ứng được đòi hỏi của các công ty lắp ráp nước ngoài. Đây là điểm khó khăn cơ bản nhất của các quốc gia đang phát triển khi muốn phát triển ngành công nghiệp này, dù đã lọt qua vòng đánh giá về „dung lượng thị trường“ của các TĐĐQG. Đây cũng là cách sàng lọc của các công ty đặt hàng nước ngoài về khả năng sản xuất linh kiện ở các nước đang phát triển.

Chiến lược kinh doanh của các TĐĐQG trong ngành CNĐT. Ngay trong việc sản xuất cùng một loại sản phẩm, chiến lược kinh doanh của các TĐĐQG cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc sử dụng linh kiện sản xuất hay gia công tại địa phương. Các doanh nghiệp Nhật Bản thường có xu hướng sản xuất tích hợp,

trong khi đó Hoa Kỳ hay Trung Quốc lại có khuynh hướng sản xuất module

(xem thêm phụ lục 3). Cùng là doanh nghiệp điện tử Nhật Bản, song mục tiêu và văn hóa kinh doanh của Sony cũng khác hẳn Matsushita. Các yếu tố này ảnh

hưởng tới phương pháp thiết lập MLSX quốc tế và cách thức nội địa hoá ở mỗi

quốc gia mà họ đầu tư.

Recent Posts

Cách thanh toán cho doanh nghiệp không dùng tiền mặt

Cách thanh toán cho doanh nghiệp không tiền mặt đang ngày càng phổ biến và…

8 months ago

Nguyên nhân gây ra khủng hoảng truyền thông của doanh nghiệp

Khủng hoảng truyền thông là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà các Doanh…

9 months ago

Khái niệm và ý nghĩa của kế hoạch quản trị khủng hoảng truyền thông

Trong thời đại số hiện nay, khả năng xuất hiện các tình huống khủng hoảng…

9 months ago

Tại sao nghiên cứu hành vi khách hàng là quan trọng trong kinh doanh?

Trong thời đại công nghệ hiện nay, việc nghiên cứu hành vi khách hàng là…

9 months ago

Làm thế nào để tăng cường Engagement Rate trên mạng xã hội?

Mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược marketing…

9 months ago

Xây dựng tài chính ổn định với kỹ năng quản lý chi tiêu gia đình thông minh

Quản lý chi tiêu gia đình là một trong những kỹ năng quan trọng nhất…

9 months ago